Chơi kiếm thế hàng mấy năm nay, rồi bỏ vì chán nản, không có gì mới. Nay lại chơi Kiếm Thế 2, chơi được cũng vài tháng rồi, tui cũng nghiên cứu các hệ phái được 1 ít, nay review cho an hem cùng tham khảo xem phái nào ngon lành nhất hen
Kim nghiễm nhiên là nguyên tố “cứng” nhất trong hệ thống Ngũ hành, vì vậy mà những môn phái đại diện cho nó cũng mang chất “trâu bò” nhất nhì trong Kiếm Thế 2. Cụ thể, đó là một Thiên Vương Bang giáp sắt sáng ngời, cùng những bậc tu sĩ tịnh tâm nhưng vốn dĩ “không ngán ai bao giờ” của Thiếu Lâm tự. Ngoài khả năng sinh tồn cao, hai môn phái này đều đặt chủ trương áp sát “ôm trọn” đối thủ vào lòng làm tiêu chí hàng đầu.
hiên Vương Bang – cho đến thời điểm này – đã bị loại bỏ nhánh võ công song chuỳ so với phiên ban đầu, chỉ giữ lại bộ skill thương pháp. Đây cũng không hẳn là một tin đáng buồn, vì Thiên Vương Thương luôn là cơn ác mộng trong những trận đơn đả độc đấu ở… tất cả hạng cân. Nổi trội nhờ khả năng “rồ ga” áp sát, cùng tốc độ tung chiêu chỉ có thể thấy rõ nhờ chế độ quay.
Hệ Mộc hầu hết đều là những gã có học lực yếu trong các bộ môn… Sinh và Lý, Kiếm Thế 2 cũng triệt để đi theo tinh thần đó. Hai đại diện Minh Giáo kiếm và Đường Môn tụ tiễn đều có khả năng gây sát thương cao từ khoảng cách an toàn, rất mạnh trong bối cảnh rình mò của những trận loạn chiến. Đặc biệt, đây là những lựa chọn thích hợp cho ai đề cao sự khéo léo, tinh ranh trong kỹ năng PK.
Đường Môn trong phiên bản 2 bị tước mất khả năng đặt bẫy – một thứ đặc sản có từ thời Võ Lâm Truyền Kỳ.Những sát thủ phong cách “tiểu lý phi đao” này giờ đây thuần tuý đóng vai “anh hùng núp”, dồn sát thương từ khoảng cách an toàn xa xôi. Tất nhiên, cách đánh này hứa hẹn sẽ nhận được nhiều gạch đá từ giới giang hồ, nhưng cũng như bóng đá, luật đâu bao giờ cấm “đặt xe buýt trước khung thành”?
Hệ Thủy luôn được mặc định với tính chất mềm mỏng, dịu dàng, ẻo lả theo kiểu “nước chảy mây trôi”. Tuy vậy, đôi khi những câu từ trong bài hát của Phương Mỹ Chi cũng khá ứng với hệ Thuỷ , đó là lúc “nước lũ dâng cao”, khi Nga My và Đoàn Thị tung ra các tuyệt kỹ thuần nội công đủ để làm tắt điện bất kỳ gã to cao nào.
Tuy nhiên, Nga My trong Kiếm Thế 2 đã không còn đủ sức sắm vai “nước lũ”.
Hệ Hỏa từ xưa tới nay đều là những khẩu pháo tầm xa vô cùng đáng sợ, mà đã là pháo tầm xa thì chỉ hiệu quả trong chiến tranh tổng lực, nơi bạn có thể an toàn đứng ở tuyến 2 và dội pháo vào đội hình địch thủ. Thiên Nhẫn chính là đại diện hoàn hảo nhất cho chiến thuật này, trong khi Cái Bang lại mang dáng dấp giống một khẩu súng máy hạng nặng, thiên về cơ động và tấn công đẩy lùi.
Cùng số phận như Đoàn Thị, Thiên Nhẫn chỉ được giữ lại duy nhất đường nội công, mặc định vai diễn “thả pháo” trên chiến trườngKiếm Thế 2. Nếu nói về chuyên môn “đánh bom hàng loạt”, gần như môn phái này không có đối thủ trong giai đoạn đầu và giữa game, cũng như chiếm ưu thế lớn trong các màn săn Boss. Tất nhiên, đồng nghĩa với việc bạn sẽ trở thành mục tiêu ưa thích của đối phương, càng nguy hiểm hơn khi Thiên Nhẫn quăng lựu đạn rất giỏi nhưng kỹ năng “té” thì lại kém.
Hệ Thổ từ xưa tới nay luôn được mặc định là dành cho các đạo sĩ Võ Đang, nhưng trong Kiếm Thế 2, nguyên tố ngũ hành này còn được gắn cho... Cổ Mộ phái - vốn nổi tiếng vì sự căm ghét "đạo sĩ thúi" không ai sánh bằng.
Võ Đang thực chất là môn phái có nhiều người chơi hàng đầu, cả Khí tông lẫn Kiếm tông. Nên việc loại bỏ đường Kiếm tông có thể gây ra một cú sốc lớn với người chơi kỳ cựu, đặc biệt khi đây là một trong những nhân vật hiếm hoi có thể đứng tại chỗ “solo” với Thiên Vương, Thiếu Lâm… Dĩ nhiên, vẫn còn đó một Khí tông “bá đạo” trong việc dồn sát thương nội công, cùng bộ skill được thiết kế để dứt điểm con mồi nhanh gọn. Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân người viết, Kiếm Thế 2 đang có khá thừa những phái gây sát thương từ xa, khiến việc vắng mặt của Võ Đang kiếm là một điểm trừ đáng kể.
An hem nào còn thêm ý kiến hay về các phái thì vô thảo luận nha